10 Lôi Điều hòa không lạnh, kém lạnh và cách khắc phục đơn giản tại nhà
Khi điều hòa bỗng nhiên có những biểu hiện không bình thường như máy không lạnh, không khởi động được, có mùi, có tiếng ồn,… bạn đừng vội đem máy đi sửa chữa bởi một vài sự cố có thể xử lý và khắc phục tại nhà được.
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Điện Tử Điện Lạnh Bách Khoa
Đ/C : K9 Bách Khoa - Hai Bà Trưng -TP Hà Nội
Mã Số Thuế : 0106200369
website : trungtamdienlanhbachkhoahanoi.com
Hỗ Trợ Và Tiếp Nhận Dịch Vụ Sửa Chữa Nhanh Tại Hà Nội
Tel: 0248.588.3456 Mobi : 097.234.79.75
Khi khởi động điều hòa nhưng không thấy hoạt động thì nguyên nhân có thể là do những nguyên nhân chính như sau:
- Nguồn điện không ổn định hoặc không có nguồn điện đi qua.
- Cầu chị bị đứt, biến thế bị hư hoặc ngắn mạch đứt dây.
- Các mối nối điện bị lỏng, thiết bị an toàn mở.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra điện thế, cỡ và loại cầu chì có bị hỏng không.
- Kiểm tra các mối nối điện, nếu bị hở thì cần siết chặt lại.
- Sử dụng đồng hồ điện thế kiểm tra mạch điện.
- Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ và mạch điều khiển bằng đồng hồ.
Kiểm tra các mối nối điện, nếu bị hở thì cần siết chặt lại
Bạn đã khởi động điều hòa cả tiếng đồng hồ nhưng trong phòng vẫn không thấy mát, nguyên nhân có thể là do:
- Điều hòa sử dụng lâu ngày chưa được vệ sinh, lọc gió, dàn ngưng tụ và dàn lạnh bị bẩn nên không thể tỏa ra hơi lạnh.
- Điều hòa bị thiếu gas, đường ống gas bị lỏng, hở, hư hỏng và rò rỉ gas ra ngoài.
- Dàn lạnh không có đủ không khí đi qua.
- Hoạt động quá tải làm máy nén vận hành không hiệu quả.
- Máy nén bị hư hỏng.
- Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
xem chi tiết : sửa điều hòa tại nhà
Cách khắc phục:
- Vệ sinh điều hòa lạnh định kỳ và thường xuyên tùy theo tần suất sử dụng nhiều hay ít, khoảng 3 - 6 tháng/lần.
- Kiểm tra đường dẫn gas, nạp gas cho điều hòa.
- Kiểm tra quạt và bảo trì dàn nóng.
- Kiểm tra hiệu suất máy nén và tải hoạt động.
- Tháo gỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
Đôi khi bạn sẽ phát hiện điều hòa vẫn đang chạy liên tục nhưng lại không có hiệu quả làm lạnh. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:
- Thiếu gas do rò rỉ hoặc đường ống dẫn gas bị nghẹt.
- Lọc gió và dàn lạnh bị bẩn khiến hơi lạnh không được phả ra ngoài.
- Dàn ngưng tụ bị bẩn.
- Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
- Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
- Máy nén hoạt động không hiệu quả.
- Tải quá nặng làm không đủ điện năng cho máy hoạt động.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại hệ thống dẫn gas. Rút gas, hút chân không và sạc lại gas nếu cần thiết.
- Vệ sinh hệ thống lọc gió và dàn lạnh.
- Bảo trì dàn nóng và hệ thống tản nhiệt.
- Kiểm tra và tháo dỡ những vật gây cản trở dòng không khí tản nhiệt.
- Kiểm tra lại tải và điện thế dòng điện. Nếu tải không đủ thì bạn nên tắt bớt những thiết bị điện không sử dụng, hoặc sử dụng ổn áp để đảm bảo dòng điện được ổn định.
Nếu bạn cảm thấy Điều hòa không lạnh hoặc làm ấm không khí mặc dù vẫn có khí thoát ra từ thân máy thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ thiết lập cao hơn nhu cầu làm lạnh.
- Phòng không kín dẫn đến thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài.
- Tấm lọc khí và dàn lạnh bị bám bụi.
- Phòng quá lớn so với công suất của máy.
Sử dụng máy lạnh cho phòng kín và công suất phù hợp với diện tích phòng
Cách khắc phục:
- Kiểm tra thiết lập nhiệt độ xem đã hợp lý với nhu cầu cần làm lạnh hay chưa? Hãy thiết lập lại nhiệt độ và chế độ làm lạnh cho máy lạnh để đạt được hiệu quả làm lạnh như mong muốn.
- Kiểm tra xem tấm lọc khí có hoạt động thông thoáng hay không, thực hiện việc vệ sinh tấm lọc khí sẽ giúp máy lạnh hoạt động tốt và làm mát ổn định hơn.
- Kiểm tra và đóng kín cửa chính, cửa sổ nhà bạn hoặc phòng làm việc nếu đang mở.
- Thực hiện thông ống dẫn khí vào và thoát khí ra ở khối trong nhà và khối ngoài trời, sau đó đợi khoảng 3 phút và khởi động lại máy lạnh để khí được lưu thông ổn định và trao đổi khí tốt hơn.
- Máy lạnh cũng có thể không làm mát khi đang thực hiện chế độ bảo vệ máy nén khí trong 3 phút, vì vậy bạn hãy đợi cho đến khi chế độ này hoàn thành nhé.
- Kiểm tra trong phòng có đang sử dụng các vật dụng có tính tỏa nhiệt cao như bếp nướng điện hay chậu nước nóng hay không, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ mát trong phòng.
Trong quá trình sử dụng, điều hòa nhà bạn xuất hiện mùi hôi và bạn ngửi được các mùi như:
- Mùi hắc của gas: Do dàn lạnh bị xì gas, nếu nồng độ gas cao thì sẽ gây nguy hiểm, độc hại đến sức khỏe người dùng, dễ làm bạn bất tỉnh và choáng váng.
- Mùi hôi nhà vệ sinh: Nguyên nhân do ống nước xả dàn dàn lạnh kết nối trực tiếp với hệ thống xả nước nhà vệ sinh.
- Mùi nấm mốc: Do bạn sử dụng lâu ngày không vệ sinh nên máy lạnh xuất hiện nấm mốc bên trong và phát ra mùi hôi.
Cách khắc phục:
- Máy lạnh có mùi gas thì bạn cần tắt điều hòa ngay, mở cửa phòng, sử dụng quạt để hút nhanh mùi và tiến hành kiểm tra lại ống dẫn gas.
- Điều hòa có mùi nhà vệ sinh thì bạn nên liên hệ thợ sửa chữa lại đường ống nước xả dàn lạnh.
- Điều hòa có mùi ẩm mốc, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ dàn lạnh.
Trong một số trường hợp, điều hòa chạy được một thời gian rồi lại tắt, sau đó quá trình này cứ lặp lại liên tục chẳng những gây tiêu phí điện năng mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
- Thiếu hoặc thừa gas khiến cho máy hoạt động không ổn định.
- Đường ống dẫn ga bị cản trở gây nghẹt.
- Cuộn dây contactor của máy nén bị hư.
- Dàn ngưng tụ bị dơ gây nghẹt.
- Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt. Hoặc bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
- Điện thế thấp không đủ cho máy hoạt động.
Cách khắc phục:
- Sạc lại gas nếu thiếu hoặc rút bớt gas nếu thừa.
- Loại bỏ các chi tiết gây cản trở đường ống dẫn.
- Tiến hành vệ sinh điều hòa định kỳ. Đồng thời, bảo trì dàn nóng - dàn lạnh và các chi tiết kết nối quan trọng.
- Thay van tiết lưu và ống dẫn mao nếu cần thiết.
- Đảm bảo điện thế hoạt động của máy lạnh đúng với định mức ghi trên máy. Sử dụng ổn áp nếu cần thiết.
Quạt dàn nóng điều hòa có tác dụng tản nhiệt cho dàn nóng bằng cách hút không khí bên ngoài thổi vào trong dàn nóng giúp quá trình trao đổi nhiệt của dàn nóng diễn ra tốt hơn. Quá trình tản nhiệt của dàn nóng càng nhanh thì hiệu quả làm lạnh của điều hòa càng tốt.
Một số nguyên nhân sau đây sẽ khiến cho quạt dàn nóng không hoạt động, làm ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của điều hòa:
- Do phần cơ: Theo thời gian dài sử dụng, quạt dàn nóng có thể hao mòn bạc đạn, sát cốt, khô dầu mỡ,... dẫn đến bó cơ khiến cho quạt không quay nổi. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách dùng tay quay cánh quạt. Nếu lúc quay thấy nặng, quạt dừng khi buông tay, thì hư hỏng phần cơ đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của dàn nóng.
- Do phần điện: Đứt dây điện, cháy mô tơ, cháy tụ, đứt dây nguồn là những hư hỏng phần điện. Cách để nhận biết là dùng ampe kế đo kiểm tra cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- Ở một số dòng máy lạnh, nguồn điện cung cấp cho quạt được điều khiển từ board mạch dàn lạnh. Do vậy khi board mạch bị lỗi cũng sẽ làm cho quạt ngưng hoạt động.
- Trong trường hợp block hư hỏng, gas ngừng giải nhiệt dẫn đến lỗi hệ thống nên toàn bộ dàn nóng ngừng hoạt động.
Cách khắc phục:
- Tự kiểm tra các tụ điện, mạch điện,... bằng đồng hồ đo điện. Hoặc bạn có thể liên hệ nhân viên bảo hành đến để kiểm tra tổng quát hơn và thay mới một số linh kiện hư hỏng nếu có.
Quạt dàn lạnh có tác dụng làm mát các chi tiết bên trong dàn, đồng thời làm bụi bẩn không bám vào dàn, giúp không khí lưu thông ổn định. Quạt dàn lạnh không chạy sẽ khiến cho không có hơi lạnh thổi ra từ cánh đảo gió, máy lạnh sẽ không làm lạnh được.
Nguyên nhân khiến cho quạt dàn lạnh không chạy có thể do:
- Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ khiến cho quạt điều hoà bị bào mòn, gây bó cơ.
- Đứt dây nguồn cấp cho quạt hoặc dây nguồn bị lỏng mối nối. Cháy dây mô tơ, đứt 1 dây trong mô tơ,… cũng là nguyên nhân khiến cho quạt dàn lạnh không hoạt động.
- Cuộn dây contactor quạt bị hư.
- Tụ điện ngắn mạch.
Cách khắc phục:
- Quạt dàn lạnh không hoạt động do sử dụng trong thời gian dài thì bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành để tiến hành kiểm tra và thay mới linh kiện.
Điều hòa có khả năng tạo ra sự ngưng tụ nước liên tục, lượng nước thừa sẽ được dẫn ra ngoài bằng ống nhựa, cao su hoặc bơm điện nhỏ. Nếu máy bị chảy nước, nhỏ giọt ở dàn lạnh thì là do những nguyên nhân sau:
- Khi lắp đặt đường ống thoát nước không có độ dốc làm nước không thể thoát ra ngoài và tồn lại trong máng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng tràn nước trong máng và chảy xuống tường nhà. Nếu tường bằng thạch cao thì sẽ làm hư hỏng rất nặng.
- Bạn sử dụng máy lâu ngày không vệ sinh làm lỗ thoát tại mặt lạnh bị tắc cũng khiến tràn máng và chảy nước.
Cách khắc phục:
- Để ống thoát nước có độ dốc và thoát nước tốt hơn, bạn cần điều chỉnh lại ống. Với các mát có đường ống dài nên cho đường ống thoát tại vị trí nhất định, không nên đi dọc đường ống.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên và định kỳ để đảm bảo máy vận hành hiệu quả, bền bỉ và ổn định hơn.
10 : Board mạch điều hòa hỏng
Board mạch được xem là trung tâm điều khiển các hoạt động của điều hòa . Chính vì vậy, nếu board mạch điều hòa bị hỏng hoặc lỗi sẽ làm cho điều hòa không làm lạnh được, thậm chí là không thể hoạt động. Vì board mạch điều hòa là bộ phận khá phức tạp bao gồm nhiều vi mạch và mối nối điện, do đó khi nghi ngờ board bị hỏng, bạn nên liên hệ đến Công Ty TNHH Kỹ Thuật Điện Tử Điện Lạnh Bách Khoa, đại lý hoặc hãng để được nhân viên kỹ thuật sửa chữa.
xem thêm : sửa điều hòa daikin không lạnh
sửa điều hòa panasonic tại nhà